Trong thời gian qua, cấp ủy, chính quyền, mặt trận các đoàn thể xã Tân Tiến nhận thức được tầm quan trọng của việc triển khai tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình xây dựng nông thôn mới. Đảng Ủy xã đã tăng cường sự chỉ đạo chính quyền, mặt trận các đoàn thể trong công tác tuyên truyền và trong việc phối hợp tạo điều kiện để Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn xã.
Trước hết, có thể khẳng định, trong những năm qua tình hình kinh tế - xã hội của địa phương đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực; nhiều vấn đề xã hội đang được giải quyết có kết quả rõ rệt, như: tạo việc làm tại chỗ, giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân, cải thiện điều kiện nhà ở, phát triển công trình vệ sinh và hệ thống nước sạch… có vai trò hàng đầu của hoạt động tín dụng chính sách xã hội.
Đặc biệt là từ năm 2014 đến nay, thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội tại địa phương đã phát huy hiệu lực, hiệu quả, các tổ chức, cách ngành đã quan tâm hỗ trợ NHCSXH về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác, cân đối nguồn vốn ủy thác cho NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay trên địa bàn.
Đối với địa phương xã Tân Tiến chất lượng tín dụng chính sách ngày càng được nâng lên rõ rệt nguồn vốn ủy thác địa phương đã tăng thêm từ 19 tỷ năm 2014 lên 43 tỷ trong năm 2023, hộ dân có thu nhập khá, giàu tăng lên, tỷ lệ hộ dân sữ dụng nước sạch nước hợp vệ sinh tăng cao; những khu vực dân cư ven biển trước đây không có thói quen sữ dụng nhà vệ sinh thì đến nay hầu như nhờ vào nguốn vốn hỗ trợ của ngân hàng CSXH thì 97% hộ dân đã xây dựng nhà vệ sinh đảm bảo chất lượng; các em HSSV trên địa bàn xã có hoàn cảnh khó khăn được tạo điều kiện vay vốn để tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ, nhiều học sinh sinh viên được vay vốn ra trường có việc làm ổn định và tích cực góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp, nói đến hiểu quả từ việc sữ dụng nguồn vốn tín dụng chính sách có thể sơ lượt một số điển hình sau: Bà Nguyễn Thị Hiệp, cư ngụ tại thôn Tam Tân, làm nghề giữ xe, có 03 con lần lượt thi đỗ vào các trường đại học, được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương bà được bình xét và hỗ trợ vay vốn học sinh sinh viên để tiếp tục cho các con đến giảng đường, đến nay ba người con bà đã ra trường có việc làm ổn định thu nhập khá; ông Hoàng Văn Tuyển cư ngụ tại thôn Hiệp Tín, là hộ nghèo được hỗ trợ vay vốn từ ngân hàng CSXH về đầu tư nuôi bò sinh sản, thu nhập từ việc nuôi bò gia đình ông mở rộng trồng thêm thanh long đến nay hộ ông đã thoát nghèo bền vững, bà Nguyễn Thị Kiều Tiên hộ nghèo thôn Hiệp An vay vốn ngân hàng chính sách đầu tư nuôi gà trên đệm lót sinh học đến nay đã thoát nghèo bền vững vươn lên là hộ có thu nhập khá…ngoài ra còn có một số đối tượng là người nghiện ma túy, phạm tội chấp hành án tù hoàn lương về địa phương được vay vốn giải quyết việc làm đến nay đã đầu tư sản xuất kinh doanh ổn định cuộc sống….đó là một số gương điển hình trong rất nhiều gương điển hình về việc sữ dụng nguồn vốn tín dụng chính sách có hiệu quả của địa phương.
Đạt được kết quả trên, là do cả hệ thống chính trị vào cuộc gồm Cấp Ủy đảng chính quyền, Hội đoàn thể và đông đảo các thành viên vay vốn. hàng tháng, hàng quý, cấp ủy chính quyền dự giao ban với ngân hàng, các hội đoàn thể và các tổ tiết kiệm và vây vốn để nắm bắt những kho khăn, vướn mcw trong quá trình triển khai nguồn vốn tín dụng, từ đó Đảng ủy kịp thời chỉ đạo chính quyền địa phương, đơn vị nhận ủy thác chấn chỉnh phối hợp với ngân hàng CSXH tháo gỡ những khó khăn vướn mắc. Giờ đây, trách nhiệm quản lý vốn tín dụng chính sách không chỉ của cán bộ NHCSXH, tổ chức hội, đoàn thể, tổ TK&VV, mà còn là câu chuyện hàng ngày trong nội dung hoạt động của Đảng, của chính quyền địa phương, Nhờ đó, chất lượng tín dụng chính sách đã được nâng lên, ý thức của người dân trong sử dụng vốn và thực hiện trách nhiệm trả nợ, trả lãi đã có những đổi thay căn bản.
Tóm lại, thời gian qua địa phương đã tổ chức triển khai thực hiện chỉ thị 40-CT/TW cho thấy có sự chuyển biến rất tích cực từ khâu lãnh đạo chỉ đạo và chung tay vào cuộc của lãnh đạo Đảng, chính quyền, mặt trận các đoàn thể và nhân dân trong việc triển khai thực hiện chính sách tín dụng tạo nên sự đồng bộ, nhất quán từ nhận thức đến hành động trong cả hệ thống chính trị. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH không chỉ mang ý nghĩa chính trị mà còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, gắn với việc thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; thực hiện tốt việc triển khai tín dụng chính sách còn góp phần đẩy lùi “tín dụng đen” trên địa bàn góp phần làm cho đời sống của nhân dân xã nhà được tạo điều kiện phát triển ổn định.