Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững là phong trào thi đua trọng tâm và xuyên suốt của Hội. Trong 5 năm qua (2017-2022), Hội Nông dân thị xã luôn quan tâm triển khai thực hiện hiệu quả đến cán bộ, hội viên, nông dân; có nhiều đổi mới, sáng tạo trong việc phát động, triển khai, tổ chức thực hiện phong trào thi đua; trong công tác chỉ đạo ngày cáng cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm, sâu sát cơ sở, quan tâm lựa chọn xây dựng điểm hình và biểu dương các điển hình tiến tiến. các nội dung, chương trình thi đua ngày cáng thiết thực, đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của hội viên, nông dân. Gắn phong trào thi đua yêu nước của Hội với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đồng thời, hàng năm Hội Nông dân đều kiểm tra, đánh giá, bình xét, phân loại và biểu dương, khen thưởng kịp thời. Từ đó đã khuyến khích, động viên, hỗ trợ thực hiện phong trào ngày càng tốt hơn.
Từ phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của thị xã đã thu hút, khích lệ đông đảo hội viên, nông dân và nhân dân phát huy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, quyết tâm vươn lên, học hỏi và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi; tham gia thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Kết quả 05 năm (2017-2022), bình quân hàng năm, số lượng hội viên, nông dân đăng ký danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp là 6.037 hộ, qua bình xét có 3.466 hộ đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.
Cũng từ phong trào này, xuất hiện nhiều gương điển hình, cá nhân làm kinh tế giỏi trong các lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ... không những làm giàu cho gia đình mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động khác, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã. Những gương tiêu biểu trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2017-2022 điển hình như Mô hình trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ: có hộ ông Lê Thanh Sơn, thôn Thanh Linh, xã Tân Phước, canh tác 25 ha măng tre tứ quý, 02 ha dừa xiêm, gần 01 ha ao nuôi cá nước ngọt, giải quyết việc làm cho 10 lao động, thu nhập(đã trừ chi phí) bình quân 41.000.000 đồng /khẩu/tháng, đạt nông dân SXKD giỏi cấp Trung ương; hộ ông Trương Hoài Phong, thôn Ba Đăng, xã Tân Hải, nuôi 3 ao cá lóc bông/ diện tích 5000m2, trồng 1,5 ha thanh long và dịch vụ thu mua hải sản, thu nhập(đã trừ chi phí) bình quân 74 triệu đồng/khẩu/tháng, tạo việc làm thường xuyên cho 08 lao động và cho 10 lao động theo mùa vụ; gia đình ông tham gia tốt các phong trào ở địa phương, xây dựng nông thôn mới và giúp đỡ cho nhiều hộ khó khăn; được TW Hội Nông dân Việt Nam bình chọn “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2020”, Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen. Mô hình nuôi trồng, chế biến, khai thác thủy hải sản: hộ ông Lê Văn Tho, thôn Tam Tân, xã Tân Tiến, sản xuất chế biến nước mắm với diện tích 1000m2, , 10 bể chứa, dung tích 1500m3., sản phẩm đạt tiêu chuẩn Coopmart; thu nhập(đã trừ chi phí) bình quân 32 triệu đồng/khẩu/ 01 tháng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 04 lao động và 27 lao động theo thời vụ, tham gia đóng góp các phong trào ở địa phương, giúp đỡ 11 hộ nghèo, hộ khó khăn về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm để phát triển sản xuất, đạt danh hiệu hộ SXKG giỏi cấp Trung ương; hộ ông Hoàng Thái Sơn, khu phố 8, phường Phước Hội có 02 thuyền hoạt động nghề câu khơi đánh bắt xa bờ; thu nhập (đã trừ chi phí) bình quân 13 triệu đồng/khẩu/tháng, giải quyết việc làm ổn định cho 14 lao động, ông tham gia vào đội thuyền bảo vệ chủ quyền biển đảo của địa phương. Mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp: hộ ông Nguyễn Phúc Trung, thôn Hiệp Cường, xã Tân Tiến, tích cực tham gia các lớp tập huấn, áp dụng KHKT vào sản xuất với diện tích 07 ha xoài cát hòa lộc Việt GAP, kết hợp nuôi 20 con bò và 100 con dê sinh sản, thu nhập (đã trừ chi phí) bình quân 16 triệu đồng/khẩu/ tháng, tạo việc làm cho 15 lao động, ông tích cực tham gia các phong trào của Hội, các phong trào ở địa phương. Hộ khó khăn vươn lên làm giàu như: hộ bà Lê Thị Nhu, chi hội trưởng nông dân khu phố 4 - Phước Hội, trước kia, gia đình bà khó khăn, được hỗ trợ cho vay từ nguồn vốn Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT với số tiền 200 triệu đồng để đầu tư thêm vào 03 thuyền nhỏ hoạt động dịch vụ chuyển chở cá từ các ghe đánh bắt ngoài biển vào cảng cá và thu mua hải sản, thu nhập của gia đình (đã trừ chi phí) bình quân 10 triệu đồng/khẩu/tháng, giải quyết việc làm ổn định cho 16 lao động, đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi cấp thị xã…
Phong trào đạt được những kết quả trên là luôn có sự lãnh đạo, chỉ đạo của Hội Nông dân tỉnh và Thị ủy, sự tạo điều kiện, phối hợp của Ủy ban nhân dân thị xã và các cấp ủy, chính quyền, các phòng, ban, ngành, Mặt trận, các đoàn thể trong thị xã đã động viên, khích lệ phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững tiếp tục được đẩy mạnh. Phong trào tiếp tục phát triển thu hút và được sự hưởng ứng các tầng lớp nhân dân tham gia, trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và ngành nghề nông thôn. Các hộ sản xuất, kinh doanh giỏi đã chủ động, sáng tạo, mạnh dạn học nghề, ứng dụng các tiến bộ KHKT trong sản xuất, kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giải quyết việc làm; sản xuất hàng hóa gắn với thị trường, góp phần từng bước nâng cao chất lượng, giá trị và phát triển bền vững trong sản xuất các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn thị xã vẫn còn một số hạn chế, khó khăn làm ảnh hưởng đến hiệu quả của phong trào như: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện phong trào ở cơ sở chưa thật sự đồng đều; việc nêu gương, khen thưởng các điển hình tiên tiến còn chưa thường xuyên, số lượng khen thưởng còn ít; một số mô hình điển hình, một số sản phẩm tiêu biểu, thế mạnh của thị xã đạt hiệu quả cao nhưng chưa bền vững...
Nhằm phát huy những thành tích đã đạt được và tiếp tục thực hiện tốt phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân; đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng đời sống văn hóa, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tạo động lực xây dựng nông thôn mới trên địa bàn dân trên địa bàn thị xã. Trong thời gian tới, các cấp Hội Nông dân trong thị xã cần làm tốt công tác tham mưu chỉ đạo; công tác tuyên truyền, vận động để cán bộ, hội viên nông dân nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của phong trào; cụ thể hóa các chỉ tiêu thi đua phù hợp với hoạt động của Hội, đồng thời cần tạo ra các phong trào thi đua sôi nổi, thiết thực và hiệu quả. Quan tâm đổi mới, tổ chức thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước do địa phương phát động, đặc biệt là phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Định kỳ, tổ chức sơ, tổng kết và kịp thời biểu dương khen thưởng những tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho phong trào thi đua. Cần nhân rộng những tập thể cá nhân được tôn vinh khen thưởng. Đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, dịch vụ và hỗ trợ cho nông dân gắn với xây dựng các mô hình kinh tế tập thể, các mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn và an toàn thực phẩm góp phần xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, thực sự là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp phát triển KT-XH và xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh hiện nay.