Hằng năm Trung tâm có xây dựng kế hoạch hoạt động, kế hoạch chiêu sinh, mở lớp, chuẩn bị cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, kế hoạch hợp đồng giáo viên giảng dạy, biên soạn giáo trình,… trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
Phối hợp với các địa phương, các đoàn thể tuyên truyền vận động, phổ biến chính sách đào tạo nghề theo Quyết định số 22/2007/QĐ-UBND ngày 10/5/2007 của UBND tỉnh về chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bình Thuận.
Xây dựng chương trình đạo tạo cho 14 ngành nghề và đã được Sở LĐ-TB&XH cấp lại giấy phép đăng ký hoạt động.
- Năm 2009,UBND thị xã có văn bản đồng ý chủ trương mở rộng Trung tâm, đã xác định được vị trí mặt bằng và diện tích 30.000m2 để lập dự án đầu tư xây dựng Trung tâm mới phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và các vùng phụ cận, Trung tâm đang thuê tư vấn lập dự án trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Trung tâm từng bước sắp xếp tổ chức, kiện toàn bộ máy tổ chức, nên hoạt động ngày càng ổn định và có chiều hướng phát triển.
Từ năm 2005 - 2006, Trung tâm mới xây dựng, cơ sở vật chất còn thiếu, chủ yếu đào tạo được một số ít lao động cho 02 nghề May công nghiệp và Tin học văn phòng.
Năm 2007, thực hiện Quyết định số 22/2007/QĐ-UBND ngày 10/5/2007 của UBND tỉnh về chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Trung tâm đã đào tạo được 13 lớp cho lao động nông thôn và một số nghề khác với số lượng 550 học viên và đã tốt nghiệp cấp chứng chỉ cho 350 học viên, đạt 91,6% kế hoạch UBND thị xã giao.
Năm 2008, Trung tâm đã đào tạo được 28 lớp nghề nông thôn và một số ngành nghề khác với số lượng 1.053 học viên, trong đó có 935 học viên tốt nghiệp và cấp chứng chỉ nghề cho 713 học viên, đạt 116,8% kế hoạch UBND tỉnh giao và 105,3% kế hoạch UBND thị xã giao.
Năm 2009, Trung tâm đã đào tạo được 35 lớp nghề nông thôn với số lượng 1.063 học viên, đạt 116,8% kế hoạch UBND tỉnh giao là 800 học viên. Đối với chỉ tiêu của UBND thị xã, Trung tâm đã đào tạo được 1.202 học viên, đạt 100,15% kế hoạch thị xã giao là 1.200 học viên.
Để đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề theo sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã, từ năm 2010 – 2015, hàng năm Trung tâm phấn đấu đào tạo từ 1.200 lao động trở lên; đào tạo có chất lượng và đa dạng hoá các ngành nghề đào tạo theo tỷ lệ nhất định, để các học viên sau khi được đào tạo nghề dễ kiếm việc làm.
Nhằm thực hiện các mục tiêu trên, Trung tâm sắp xếp, kiện toàn bộ máy tổ chức, hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của các bộ phận chuyên môn.
Tiếp tục tham mưu cho UBND thị xã hoàn thiện thủ tục xin mở rộng Trung tâm..
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tại chỗ hàng năm, nhằm củng cố đội ngũ giáo viên theo đúng quy định.
Xây dựng và mở rộng một số ngành nghề dịch vụ và đăng ký một số ngành nghề mới theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trong năm 2010, Trung tâm thực hiện kế hoạch các lớp đào tạo các lớp sau:
May công nghiệp, May thủ công, Tin học văn phòng, Lắp ráp – cài đặt máy vi tính, Điện cơ - điện dân dụng, Chăn nuôi thú y, Anh văn phục vụ Lễ tân, Anh văn phục vụ nhà hàng, Nghề hàn, Xây dựng dân dụng, Trồng cây lương thực - trồng nấm, Trồng và chăm sóc cây cảng, Kế toán Doanh nghiệp, Bảo vệ thực vật, Trồng rau sạch,…
Ngoài ra, Trung tâm còn phối hợp với cơ sở đào tạo ở TP. Hồ Chí Minh thường xuyên đào tạo một số lớp sau: Tin học trình độ A, B; Anh văn trình độ A, B; Các lớp lái xe hạng B2, C.
Các lớp cao đẳng nghề: May và thiết kế thời trang; Quản trị mạng máy tính./.
Đặng Quốc Khanh