Bởi, Hoạt động giám sát, phản biện xã hội luôn được các cấp Hội phụ nữ từ thị xã đến cơ sở quan tâm, đặc biệt từ khi Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 217 - QĐ/TW ngày 12/12/2013 về “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội”. Đây được xem là chủ trương lớn, mang tính đột phá nhằm hiện thực hóa cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ; đồng thời cụ thể hóa vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác giám sát và phản biện xã hội, là điều kiện để nâng cao vai trò, vị thế, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, trong đó có vai trò, vị thế hết sức quan trọng của Hội LHPN các cấp.
Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Trung ương hội, Tỉnh hội, sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Thị ủy. Hàng năm, Ban Thường vụ Hội LHPN thị xã xây dựng kế hoạch, theo định hướng nội dung của thị ủy, thực hiện giám sát theo đúng quy trình trong thực hiện 217 của Bộ chính trị.
Hội luôn chú trọng công tác tuyên truyền, tham gia tập huấn chuyên đề, kỹ năng giám sát cho cán bộ cơ quan chuyên trách Hội LHPN thị xã, chủ tịch Hội LHPN các xã, phường do Hội LHPN tỉnh tổ chức. Hội LHPN thị xã tổ chức học tập quán triệt đến 21 chị trong Ban chấp hành. Thông qua các lớp nghiệp vụ công tác hội, lồng ghép quán triệt cho 90 cán bộ là Phó chủ tịch Hội cơ sở và các Chi hội trưởng, chi, tổ hội về công tác giám sát, phản biện xã hội theo tinh thần Quyết định 217 - QĐ/TW để các cấp Hội thuận tiện hơn trong thực hiện nhiệm vụ, đồng thời thể hiện vai trò chủ thể của mình đối với hoạt động giám sát. Bên cạnh đó, Hội LHPN các xã, phường chủ động quán triệt Quyết định 217 đến hội viên, phụ nữ trong sinh hoạt các chi hội định kỳ. Thông qua việc tổ chức quán triệt, phổ biến, nhìn chung cán bộ, hội viên nắm được quan điểm, ý nghĩa, mục đích, nội dung; qua đó nhận thức được trách nhiệm của tổ chức Hội trong thực hiện Quyết định 217 của Bộ Chính trị; xác định rõ hơn về chức năng giám sát, phản biện xã hội của các cấp hội. Kết quả trong 10 năm qua, các cấp hội đã giám sát được 102 cuộc/102 tổ chức được giám sát. Trong đó: cấp thị xã bình quân 01 - 02 cuộc giám sát trực tiếp và phối hợp cùng với đơn vị khác để thực hiện theo từng năm. Cấp cơ sở bình quân 01 cuộc/năm. Sau giám sát, các cấp hội đã có 60 ý kiến xoay quanh vấn đề môi trường, giáo dục, xã hội, dân số, sức khỏe; quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, bình đẳng giới, đã đề xuất kịp thời với cấp ủy, chính quyền và cơ quan chức năng thì hầu hết được quan tâm giải quyết.
Nội dung giám sát mà Hội LHPN thị xã hướng đến tổ chức được xác định liên quan đến chế độ về chính sách an sinh xã hội liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của phụ nữ và trẻ em, triển khai Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn thị xã La Gi, giai đoạn 2016 - 2020; giám sát việc thực hiện Kế hoạch số 146/KH-UBND, ngày 27/7/2022 của UBND thị xã về thực hiện Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025” trên địa bàn thị xã; thực hiện Bảo hiểm y tế; thực hiện Nghị định số 28/2013/NĐ-CP, ngày 04/4/2013 của Chính phủ; chế độ chính sách hỗ trợ cho lao động nữ học nghề nông thôn; Nghị quyết số 11 về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước”, trọng tâm là công tác rà soát, phát hiện cán bộ nữ đủ trình độ, năng lực theo quy định giới thiệu cho cấp ủy Đảng bồi dưỡng, đào tạo, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành, lĩnh vực ở địa phương và phát triển đảng viên nữ; giám sát việc thực hiện Luật số 72/2022/QH14 bảo vệ môi trường; giám sát chuyên đề việc thực hiện khoản 1, khoản 2 điều 9 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND…
Chỉ đạo hội cơ sở xây dựng kế hoạch, theo định hướng của cấp ủy tổ chức giám sát tại địa phương giám sát việc cán bộ công chức được phân công giải quyết thủ tục hành chính trong việc xét duyệt hồ sơ khuyết tật và chi trả chế độ cho các đối tượng là phụ nữ và trẻ em khuyết tật theo Luật Khuyết tật; về nội dung thực hiện các tiêu chí xã phù hợp với trẻ em; thực hiện chính sách hỗ trợ hội viên phụ nữ đơn thân nuôi con dưới 16 có hoàn cảnh khó khăn theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP, ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; giám sát hội viên là cán bộ công chức về thực hiện nhiệm vụ của hội viên và kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị do UBND phân công; về thực hiện chỉ tiêu kế hoạch hóa gia đình, các giải pháp hạn chế sinh con thứ 3; thực hiện quản lý đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn xã; việc tiếp nhận và trả giấy khai sinh, BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi…
Song song với hoạt động giám sát, các cấp hội từ thị đến cơ sở đã chủ động đề xuất, kiến nghị các chính sách liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và trẻ em. Qua đó làm thủ tục cho 5 em mồ côi được cấp chế độ, cấp cơ sở đã đề xuất xét duyệt trợ cấp khuyết tật có 5 trường hợp được hưởng chế độ, cùng nhiều quyền lợi chính đáng của phụ nữ - trẻ em khác được giải quyết. Trong 10 năm qua, các cấp hội còn tham gia góp ý, phản biện đối với dự thảo một số Luật như: Luật Đất đai (sửa đổi), Bộ Luật dân sự, Bộ Luật hình sự (sửa đổi), Luật Bảo hiểm xã hội… góp ý các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tuy nhiên chúng ta phải nhìn vào thực tế hoạt động giám sát phản biện xã hội ở các cấp hội đạt hiệu quả chưa cao. Việc xác định nội dung, hình thức giám sát còn lúng túng; công tác giám sát, phản biện khi chọn đối tượng giám sát chưa dành thời gian thỏa đáng cho các cấp hội tổ chức giám sát; việc tham gia góp ý, phản biện phần lớn chỉ dừng lại ở việc tham gia góp ý vào các văn bản dự thảo Luật, các kế hoạch, báo cáo kinh tế, xã hội khi các cơ quan đề nghị. Chưa mạnh dạn đề xuất chính sách, đề án liên quan đến phụ nữ và trẻ em được nhiều. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ hội chưa có nhiều kinh nghiệm, năng lực nhìn nhận, phân tích, đánh giá vấn đề trong quá trình giám sát, phản biện còn hạn chế.
Từ những kết quả và hạn chế nêu trên, thiết nghĩ hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Hội LHPN từ thị đến cơ sở để thực sự phát huy hiệu quả và tổ chức thực hiện đúng theo tinh thần Quyết định số 217 của Bộ chính trị, Thị ủy, hội cấp trên chỉ đạo, trong thời gian tới, hội đề ra một số giải pháp như:
Xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể của từng cấp Hội, của người đứng đầu Hội LHPN các cấp để đề ra yêu cầu, nội dung, phương thức thực hiện giám sát, phản biện xã hội. Tổ chức quán triệt học tập, chia sẻ kinh nghiệm, tham gia các lớp tập huấn kỹ năng giám sát, phản biện xã hội cấp trên tổ chức nhằm nâng cao kỹ năng cho cán bộ Hội về công tác giám sát, phản biện xã hội cũng như đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ hiện nay.
Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ của cấp ủy, tình hình hội viên, phụ nữ, chỉ tiêu giám sát, phản biện xã hội để xác định rõ nội dung, lựa chọn phương thức phù hợp để thực hiện giám sát, phản biện xã hội. Thường xuyên nắm bắt tình hình, tư tưởng, nguyện vọng của hội viên phụ nữ, nhất là các vấn đề thiết thấn với phụ nữ, vấn đề liên quan đến xã hội, thực hiện chính sách, chế độ, đời sống việc làm của phụ nữ, quyền của trẻ em, các vấn đề về gia đình, bình đẳng giới.
Cần tập trung nghiên cứu kỹ các văn bản của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị liên quan đến phụ nữ, trẻ em; chủ động nghiên cứu, khảo sát tình hình nắm thông tin trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương là cơ sở để giám sát, phản biện xã hội củng như việc tham mưu đề xuất chính sách.
Phát huy vai trò của các cấp hội đồng thời tăng cường mối quan hệ phối hợp với Mặt trận, cơ quan, tổ chức liên quan trong thực hiện nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội; thường xuyên quan tâm hướng dẫn việc thực hiện nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội cho cơ sở.