Ngày 25/7/2008, tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã bàn hành Nghị quyết số 25-NQ/TW về “Tằng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; Nghị quyết số 06 –NQ/TWĐTN ngày 29/10/2010 của BCH Trung ương Đoàn khóa IX về tăng cường tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu niên, nhi đồng. Các cấp bộ Đoàn trong thị xã đã tổ chức triển khai thực hiện đạt được một số kết quả nhất định; giúp cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi nắm bắt, nhằm từng bước tạo chuyển biến về nhận thức và đi đến hành động trong học tập, lao động, để cống hiến và trường thành.
Chính vì lý do đó cần phát huy vai trò, kinh nghiệm của tổ chức Đoàn trong việc đổi mới công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nói chung, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh thiếu nhi từ nội dung hoạt động, giáo dục và phương thức hoạt động, giáo dục sao tạo được nhiều chuyển biến tích cực, nổi rõ, sát hợp với nhu cầu, sở thích, thế mạnh của đoàn viên, thanh thiếu nhi, đặc điểm của từng loại hình tổ chức Đoàn, địa bàn dân cư.
Trước hết, phải đổi mới trong công tác quán triệt, triển khai, hướng dẫn thực hiện. Từ bước xây dựng thiết kế kế hoạch thực hiện, mở hội nghị quán triệt kế hoạch, thành phần tham dự đến đối tượng cần được nắm bắt phổ biến thì nội dung tập trung chủ yếu nhất là đi vào những vấn đề mới, thực tế, nhất là những nội dung mang tính thời sự, được quan tâm, phù hợp với nhu cầu, điều kiện khả năng tham gia thực hiện của cán bộ, đoàn viên thanh thiếu nhi.
Thứ hai, Công tác giáo dục truyền thống phải chú trọng vào giáo dục thông qua các ngày lễ, kỷ niệm của quê hương, đất nước, của Đoàn, như: Kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, ngày giải phóng Bình Thuận và giải phóng La Gi, Ngày quốc tế thiếu nhi, Tết Trung thu, chương trình Lễ Thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ hằng năm…; các hoạt động thực tế, đời sống dân sinh, nhằm góp phần nâng cao nhận thức, khơi dậy niềm tin, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ và phải đạt được các yêu cầu mục đích sau.
- Đổi mới nội dung, tài liệu tuyên truyền theo dạng hỏi – đáp, tờ rơi, tờ bướm…;
- Tổ chức các hoạt động ôn lại truyền thống, sinh hoạt kỷ niệm bằng hình thức sân khấu hóa, hình tượng hóa về các anh hùng danh nhân lịch sử, các trận đánh lịch sử tiêu biểu; các hoạt động về nguồn…;
- Đề ra chủ điểm, chủ đề trọng tâm về lịch sử truyền thống để phát huy trí tuệ của đoàn viên, thanh thiếu nhi cùng tham gia thảo luận, hiểu rõ sâu kỹ vấn đề;
- Tổ chức lễ kết nạp đoàn viên tại khu di tích, bia ghi danh, địa chỉ đỏ…
- Tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao (bóng đá, cầu lông, bóng bàn, bơi lội, múa dân vũ – nhảy hiện đại...), hội thi, hội diễn... lồng ghép với các nội dung giáo dục truyền thống.
- Tổ chức nhiều phong trào hành động thiết thực, hoạt động thực tế; kết hợp với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chú trọng đi sâu vào chất lượng của việc làm theo sát với nhiệm vụ của Đoàn (thông qua các chủ đề, chủ điểm như Tháng thanh niên, Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè…), hướng vào các công trình, việc làm, mô hình cụ thể có ích, thiết thực với đời sống, nhằm góp phần cùng chính quyền địa phương hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, như: Tham gia làm đường giao thông, kênh mương nội đồng, hẻm nội thị, ra quân làm vệ sinh môi trường,…; các hoạt dộng xã hội tình nguyện như: sữa chữa, xây dựng nhà cho người nghèo, gia đình chính sách; thăm tặng quà, chăm sóc, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng, tiếp sức cho em đến trường; tổ chức khám bệnh, phát thuốc miễn phí, hiến máu nhân đạo,…
- Tổ chức các hoạt động sinh hoạt truyền thống tại các trường Tiểu học, Trung học cơ sở về các nhân vật lịch sử, các anh hùng như: Võ Thị Sáu, Lý Tự Trọng, Nguyễn Chí Thanh…
- Đổi mới các Chương trình “Tiến bước lên Đoàn”, “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam”.
Thứ ba, Đổi mới phương thức hoạt động, giáo dục bằng nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn, cụ thể, như: tăng cường công tác bám sát địa bàn, cơ sở; phân công cán bộ Đoàn tăng cường công tác về sinh hoạt với cơ sở, qua đó nắm bắt tình hình và hướng dẫn cho cơ sở thực hiện các giải pháp đổi mới về nội dung và phương pháp hoạt động của Đoàn. Các hoạt động xung kích, tình nguyện, các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao đều hướng về cơ sở và phát huy vai trò của cơ sở, tạo sân chơi cho đoàn viên thanh thiếu niên ở địa bàn dân cư.
Trong giai đoạn hiện nay, công tác tập hợp đoàn viên, thanh niên tham gia sinh hoạt đoàn gặp nhiều khó khăn (nhất là thanh niên vùng biển và vùng đồng bào có đạo), đã kịp thời đổi mới hình thức tập hợp thanh niên bằng cách tổ chức sinh hoạt cụm, sinh hoạt liên chi đoàn, đổi mới phương thức sinh hoạt đoàn bên trong các hội trường bằng hình thức sinh hoạt dã ngoại, về nguồn, địa chỉ đỏ, tổ chức hội trại,… Nhiều chi đoàn thôn, khu phố đổi mới nội dung giáo dục, địa điểm sinh hoạt, phát huy sở thích, năng khiếu của thanh niên để tập hợp, duy trì sinh hoạt hằng tháng.
Phát huy những kết quả đạt được, với quyết tâm khắc phục các thiếu sót tồn tại, trong thời gian tới, các cấp bộ Đoàn trong thị xã luôn phải không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả, phù hợp với trình độ, nhu cầu, nguyện vọng của từng đối tượng thanh niên; trong đó, tập trung giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục truyền thống, đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật, vươn lên trong học tập, lao động, công tác, gắn với tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tử tưởng, tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.