Đối với địa phương xã Tân Tiến chất lượng chính sách tín dụng ngày càng được nâng lên rõ rệt. Nguồn vốn vốn cho vay đã tăng thêm từ 19 tỷ lên 32 tỷ so với trước khi có Chỉ thị 40-CT/TW, hộ dân có thu nhập khá , giàu tăng lên hộ nghèo giảm từ 74 hộ năm 2014 xuống còn 26 hộ năm 2019, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch nước hợp vệ sinh tăng cao; những khu vực dân cư ven biển trước đây không có thói quen sử dụng nhà vệ sinh thì đến nay hầu như nhờ vào nguốn vốn hỗ trợ của ngân hàng CSXH thì 97% hộ dân đã xây dựng nhà vệ sinh đảm bảo chất lượng; các em HSSV trên địa bàn xã có hoàn cảnh khó khăn được tạo điều kiện vay vốn để tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ, nhiều học sinh sinh viên được vay vốn ra trường có việc làm ổn định và tích cực góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp, nói đến hiểu quả từ việc sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách có thể sơ lượt một số điển hình sau: Bà Trương Thị Năm, cư ngụ tại thôn Hiệp Tiến, xã Tân Tiến, chồng mất sớm nuôi 02 con ăn học, số tiền làm thuê của bà không đủ để trang trãi cuộc sống cho ba mẹ con, hai con lần lượt thi đỗ vào các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương bà được bình xét và hỗ trợ vay vốn học sinh sinh viên để tiếp tục cho hai con đến giảng đường, đến nay hai con bà đã ra trường có việc làm ổn định thu nhập khá và đã mua được chung cư tại thành phố Hồ Chính Minh và đón bà vào sinh sống; Anh Tô Ngọc Hòa, cư ngụ tại thôn Tam Tân, xã Tân Tiến là đối tượng nghiện ma túy, sau khi cai nghiện thành công anh được địa phương xét hỗ trợ vay nguồn vốn giải quyết việc làm, sau khi có vốn anh đầu tư mua máy ảnh nhận chụp ảnh cho các đám tiệc và khách du lịch đến nay anh đã hoàn lương có việc làm và thu nhập ổn định không còn tham gia hút ma túy được đưa ra khỏi danh sách nghiện ma túy của địa phương; ông Hoàng Văn Tuyển cư ngụ tại thôn Hiệp Tín, xã Tân Tiến là hộ nghèo được hỗ trợ vay vốn từ ngân hàng CSXH về đầu tư nuôi bò sinh sản, thu nhập từ việc nuôi bò gia đình ông mở rộng trồng thêm thanh long đến nay hộ ông đã thoát nghèo bền vững….đó là một số gương điển hình trong rất nhiều gương điển hình về việc sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách có hiệu quả của địa phương từ sau khi có chỉ thị 40-CT/TW.
Đạt được kết quả trên, là do cả hệ thống chính trị vào cuộc gồm cấp ủy đảng chính quyền, hội đoàn thể và đông đảo các thành viên vay vốn. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH không chỉ mang ý nghĩa chính trị mà còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, gắn với việc thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; thực hiện tốt việc triển khai tín dụng chính sách còn góp phần đẩy lùi “tín dụng đen” trên địa bàn.
Tóm lại, bản thân nhận thấy qua quá trình triển khai thực hiện chỉ thị 40-CT/TW cho thấy có sự chuyển biến rất tích cực từ khâu lãnh đạo chỉ đạo và chung tay vào cuộc của các cấp lãnh đạo đảng, chính quyền, mặt trận các đoàn thể và nhân dân trong việc triển khai thực hiện chính sách tín dụng tạo nên sự đồng bộ, nhất quán từ nhận thức đến hành động trong cả hệ thống chính trị. Nếu như trước đây mọi việc vay vốn, sử dụng vốn vay hay thu hồi nợ vay hầu như chỉ giao cho NHCSXH, nhưng từ khi thực hiện chỉ thị 40-CT/TW, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, trong đó vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, đoàn thể, tổ TK&VV, các trưởng thôn được phát huy rất tốt. Giờ đây, trách nhiệm quản lý vốn tín dụng chính sách không chỉ của cán bộ NHCSXH, tổ chức hội, đoàn thể, tổ TK&VV, mà còn là câu chuyện hàng ngày trong nội dung hoạt động của chính quyền địa phương. Nhờ đó, ý thức của người dân trong sử dụng vốn và thực hiện trách nhiệm trả nợ, trả lãi đã có những đổi thay căn bản. Chất lượng tín dụng chính sách đã được nâng lên so với trước thời điểm chưa có chỉ thị 40-CT/TW./.