Bồi hồi nhớ lại khoảng đời khó nhọc, vất vả của mình, chị kể: năm 1989, sau hơn 10 năm gắn bó với nghề biển để lao động kiếm sống, nuôi con, không kể ngày đêm, giờ giấc, một thân, một mình, chị vừa cật lực làm lụng kiếm tiền, vừa phải chăm lo miếng ăn, giấc ngủ, học hành cho 4 con thơ dại, chị đã làm lụng đủ thứ, từ làm thuê, gánh mướn, vá lưới…; khi các con đã dần khôn lớn, có thể tự chăm sóc và giúp chị một số việc nhà, nhận thấy việc làm thuê, làm mướn kiếm sống từ nghề biển không những vất vã, khó khăn, thu nhập thất thường, môi trường cuộc sống có nhiều phức tạp, chị quyết định chuyển hẳn sang làm nông.
Về lại khu đất 5 sào bỏ hoang hơn10 năm sau khi chồng mất, tài sản duy nhất mà vợ chồng chị đã chung tay gầy dựng sau 6 năm chung sống, chị bắt đầu trồng khoai lang, khoai mỳ, bắp, ớt trái, ổi, mảng cầu ta (na), nuôi heo, có khi kiêm luôn nghề lái bò để sinh sống, ban đầu chị lấy ngắn nuôi dài, làm đủ thứ nhưng sau này, qua nghiên cứu thời điểm và giá cả của chợ, loại nào cao giá, dễ trồng, dễ bán chị mới làm, ngày ngày chị miệt mài gánh nước, chăm sóc, thu hái, tối về sắp xếp, tờ mờ sáng thồ xe đạp ra chợ bán, cứ như vậy, chị tích lũy dần dần, có đợt trúng ớt, trừ đi chi phí, chị dư ra được mấy chỉ vàng.
Năm 2000, qua học hỏi kinh nghiệm của những lão nông tri điền quanh vùng và mách bảo của một số thương lái vùng khác, chị quyết định chuyên trồng mảng cầu ta trái vụ. Dồn tất cả vốn liếng dành dụm sau bao năm có được, chị quyết định mua thêm 3 ha đất, mời thợ đóng giếng, mắc điện tưới cây tự động, quyết tâm chuyên trồng cây mảng cầu ta, một loại quả ngon, có giá trị, rất phù hợp với vùng đất cát ven biển bạc màu. Tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ như rơm rạ, phân bò, phân heo, xác mắm kết hợp với các loại phân vô cơ, vi sinh, chị thường xuyên vun bón, tạo độ phì nhiêu cho vườn cây của mình, kết hợp kinh nghiệm trồng trọt cá nhân với mạnh dạn ứng dụng kỹ thuật trồng trọt; qua thử nghiệm một thời gian, chị đã trồng thành công mảng cầu ta trái vụ, mỗi năm cho ra 2 vụ bội thu, đáp ứng nhu cầu mua sắm trong dịp rằm tháng 7 và tết âm lịch cổ truyền của dân tộc, trái mảng cầu vườn nhà chị có quả to đều, múi lớn, thịt chắt, vị ngọt thanh, được mọi người ưa chuộng, giá cao gấp 2 đến 3 lần so với chính vụ, tiếng lành đồn xa, ngày càng có nhiều đơn đặt hàng, gia đình chị đã không thể đáp ứng hết được, không những thương lái từ thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, mà ngay cả Tây Ninh cũng tìm đến tận vườn để đặt hàng, bao tiêu trọn gói. Từ đó, cuộc sống gia đình chị đã vươn hẳn lên, thu nhập tăng dần, chỉ tính riêng từ cây mảng cầu, gia đình chị đã thu được trên 500 triệu đồng/năm, bình quân mỗi lao động trong gia đình đạt từ 80 đến 90 triệu đồng/người/năm, cuộc sống ngày càng ổn định.
Khi cuộc sống đã tương đối đủ đầy, không quên những tháng ngày dầm sương, dãi nắng, chị luôn thông cảm và sẳn sàng chia sẽ với mọi người, những năm qua, gia đình đã giúp đỡ trên 1.000 cây giống mảng cầu ta cho 28 hộ nghèo; hướng dẫn kỹ thuật trồng cây mãng cầu ta trái vụ cho trên 300 lượt người trong và ngoài thị xã, gia đình chị còn hỗ trợ cho 10 hộ nông dân khó khăn được trả chậm vốn về thức ăn chăn nuôi sau khi xuất chuồng.
Hiện chị sở hữu 3,5 ha vườn mảng cầu ta, nuôi 25 heo nái giống và làm đại lý thức ăn chăn nuôi cho Công ty TNHH Dinh dưỡng Á Châu (VN) Dr. Nupak, vừa qua chị đã quyết định phân chia toàn bộ số tài sản trên cho 4 con để tự chủ trong sản xuất, làm ăn, chị chỉ tham gia tư vấn, hỗ trợ các con khi cần.
Từ năm 2005 đến nay, gia đình chị luôn đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh, nhiều năm liền đạt gia đình văn hóa, con cháu hòa thuận, đầm ấm, ngoan hiền.
Ngày 09 tháng 6 năm 2016 vừa qua, tại Hội nghị tổng kết 5 năm (2011 – 2015) thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do Ban Thường vụ Thị ủy La Gi tổ chức, chị Lã Thị Y đã được khen thưởng và báo cáo điển hình tại hội nghị.