Trước khi có Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư, đối với xã Tân Phước, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận là một xã vùng ven nằm phía Tây của thị xã, là đơn vị hành chính cấp xã được thành lập năm 2005 và hình thành từ những thôn khó khăn nhất của các xã, thị trấn của huyện Hàm Tân cũ, đất đai bạc màu, nhiễm mặn, người dân đa số sống bằng nghề nông và đánh bắt hải sản gần bờ bằng thúng chai, nên tỷ lệ người nghèo, khó khăn chiếm đại đa số dân số của xã. Nhằm giải quyết vấn đề khó khăn đó, cấp ủy, chính quyền của địa phương đã lãnh đạo, chỉ đạo Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội, cũng như Chi bộ, Ban Điều hành thôn, Ban Công tác Mặt trận thôn phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã khảo sát, bình xét các đối tượng được vay các nguồn vốn ưu đãi; ký kết hợp đồng ủy thác giữa Ngân hàng với 4 Hội, đoàn thể, từ đó bầu chọn Ban quản lý Tổ TK&VV, nhưng bước đầu việc quản lý còn nhiều lúng, sai sót, tạo khe hở cho một số cá nhân chiếm dung vốn, vay ké…
Năm 2014, Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư ra đời tạo bước ngoặc đột phá trong thực hiện cho vay, quản lý, giám sát, kiểm tra sử dụng các nguồn vốn ngày càng chặt chẽ góp phần phát huy hiệu quả của vốn tín dụng chính sách xã hội tại địa bàn xã Tân Phước.
Hiện nay, toàn xã Tân Phước có dư nợ hơn 36 tỷ đồng, với 1.792 hộ vay thông qua 4 đoàn thể gồm Hội Cựu chiến binh, Hội LHPN, Hội Nông dân và Đoàn Thanh niên với 36 Tổ TK&VV. Trong 05 năm, với doanh số cho vay đạt gần 40 tỷ đồng góp phần giúp cho gần 100 hộ vượt qua ngưỡng nghèo, tạo việc làm cho 286 lao động, cho vay đến 214 học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để trang trãi chi phí học tập, giúp xây mới, cải tạo sửa chữa trên 1.200 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường,… Nổi bật trong sử dụng vốn hiệu quả có hộ chị Nguyễn Thị Thuyền, sinh năm 1967, là hộ nghèo thuộc địa bàn thôn Thanh Linh, xã Tân Phước, thị xã La Gi: Vào năm 2016 chồng chị không may bị tai nạn giao thông qua đời, để lại một mình chị nuôi ba người con đang tuổi ăn, tuổi học; ngôi nhà sập xệ nắng thì nóng nực, mưa thì ẩm ướt, khó khăn lại chồng khó khăn khi người đàn ông trụ cột của gia đình giã từ mẹ con chị ra đi mãi mãi. Thế rồi hộ chị được bình xét đưa vào diện hộ nghèo và được anh Lê Bá Chững Tổ trưởng Tổ TK&VV lúc đó hướng dẫn cho chị làm các thủ tục hồ sơ vay các nguồn vốn tại Ngân hàng Chính sách thị xã La Gi như: Nước sạch và vệ sinh môi trường, sinh viên học sinh, hộ nghèo trên 100 triệu đồng, cùng với một phần của anh em dòng tộc cho mượn, với nguổn Quỹ người nghèo chị đã sữa lại căn nhà cấp 4 khang trang hơn; các con của chị tiếp tục đến trường: Người con đầu là Nguyễn Thị Bích Trâm, sinh năm 1990 đã vào đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh, ngành công nghệ địa chính, ra trường có công việc ổn định đồng thời chị đã hoàn vốn nguồn HSSV của cháu đúng cam kết; người con thứ hai tên là Nguyễn Thị Bích Tiên, sinh năm 1998, đang học năm thứ 3, trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, ngành ngôn ngữ học (tiếng Hàn Quốc); còn lại người con thứ 3 là Nguyễn Thị Bích Thoa, sinh năm 2001, vừa thi tốt nghiệp trung học phổ thông mới xong; qua trao đổi với chị, chị cho hay hiện nay gia đình chị còn dư nợ tại Ngân hàng chính sách xã hội là 108.500.000 đồng, nhưng hàng tháng chị đều trả lãi, gửi tiết kiệm đảm bảo; với nguồn hộ nghèo 50.000.000 đồng, chị đã chăn nuôi bò, gà và phần chị mở tạp hóa bán cho những người dân đi biển quanh xóm, qua đó phần nào giảm khó khăn trong cuộc sống cũng như trang trãi chi phí học tập cho các con, mua sắm dụng cụ thiết yếu phục vụ sinh hoạt hàng ngày của gia đình.
Ngoài ra còn phải kể đến anh Phạm Tấn Đồng, sinh năm 1981 cư trú tại thôn Phước Hải, xã Tân Phước là người rất mạnh mẽ, khát vọng, không cam chịu cảnh đói nghèo mặc dù bản thân bị tật ở chân nhưng đã bằng nỗ lực, sức mạnh ý chí đã vượt lên thoát nghèo và hiện tại có cuộc sống tương đối ổn định.
Hay như hộ ông Dương Đức Diễn năm 2014 là hộ có kinh tế hết sức khó khăn, vào diện cận nghèo nhưng nhờ vay vốn học sinh sinh viên nên con ông được học hành đến nơi đến chốn và hôm nay đã gầy dựng được cho ông một trại gà lấy trứng 1000 con, tạo thu nhập trên 20 triệu đồng hàng tháng để ông có điều kiện thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của một công dân, tham gia tích cực với cac phong trào của địa phương phát động và Hộ ông Phan Văn Cường ở Hồ Tôm với thực tế con đông nhưng nhờ vay vốn từ NHCSXH nên con ông đều được học hành nghiêm túc và có việc làm ổn định, nước sạch đã kéo về tận nhà nên sức khỏe củng được tốt hơn, hiện tại với hơn 10 con bò vỗ béo ông đã vững vàng để tham gia công tác Mặt trận thôn.
Đây không chỉ là 04 tấm gương thoát nghèo của xã Tân Phước có được nhờ nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội mà còn rất nhiều gia đình cũng được thoát nghèo từ vốn vay này. Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư sẽ phát huy hiệu quả hơn nếu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội thực sự vào cuộc đối với công tác tín dụng chính sách xã hội./.