Thực ra Cây cao su Bình Thuận, nhất là ở hai huyện Đức Linh , Tánh Linh đã được khẵng định từ lâu, đây là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, không những giúp nông dân xóa đói giảm nghèo mà còn giúp họ vươn lên làm giàu. Nhiều gia đình cán bộ , công chức, nông dân … nhờ vào cao su đã trở thành tỷ phú . Nhưng đấy lại là chuyện ở cùng đất màu mỡ bật nhất Bình Thuận, đã được giới khoa học xác tín. Ngược lại ở La Gi, đất đai hầu hết bị bạc màu, tỷ lệ cát chiếm cao, dễ trôi chảy, nhiều đá bàn nằm ở tầng đất cạn. Với một điều kiện thổ nhưởng như vậy, nhưng nông dân đã trồng được cao su và bước đầu cho kết quả, điển hình như hộ anh Kế ở Phước An sau năm năm xuống giống 2 ha, bây giờ đã cho ra ra sản phẩm thu hoạch, mỗi ngày anh cạo được 2 can mủ đưa vào Bà Tô-Xuyên Mộc bán thu nhập trên dưới tám trăn nghìn đồng, một vài hộ khác cũng có kết quả tương tự. Theo số liệu thống kê chưa thật đầy đủ, hiện nay trên địa bàn thị xã La Gi đã có hàng trăm ha cao su được xuống giống, trong đó bà con ở xứ đạo Phước An, Tân An chiếm vài chục ha. Nhìn vào thực tế kết quả đó, nhiều nông dân đang tích cực chuẩn bị đất đai, phân bón, giống cây trồng để đầu mùa mưa năm 2012 xuống giống. Theo ước tính của bà con, năm 2012, Phước An sẽ xuống giống không dưới 70 ha.
Đây là tín hiệu đáng mừng, mở ra lối thoát cho nông dân trên vùng bạc màu. Song bên cạnh sự mừng vui, tin tưởng ban đầu, vẫn còn lắm nỗi lo cho người trồng cao su ở La Gi. Như đã biết, cây cao su phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 22 đến 30 oC, cần nhiều mưa (lượng mưa tốt nhất 2000mm) nhưng không chịu được úng và gió. Cây có bộ rễ ăn rất sâu để hấp thụ dinh dưỡng chống lại khô hạn. Trong điều kiện thời tiết khô hạn 4 đến 5 tháng cây vẫn sống được nhưng cho ra mủ rất kém. Nói ra điều này để thấy rằng, nếu không có sự diều tra, khảo sát tốt về thổ nhưởng, địa chất, yếu tố địa lý… trồng cao su cũng rất dễ dẩn đến thất bại. Mà thất bại nhất là cây sống được nhưng không cho ra mủ, hoặc cho ra mủ nhưng thấp, chất lượng kém. Điển hình khoản trên 10 năm trước đây, xã Tân Minh huyện Hàm Tân lúc bây giờ cũng rất hăng hái trong phát triển cây cao su, nhưng kết quả cuối cùng vẫn không đạt. Mới nhất, một số vùng miền ở các tỉnh biên giới phía Bắc cũng ồ ạt trồng cây cao su và dẫn đến thất bại.
Địa bàn La Gi đa phần đất cát bạc màu, dưới tầng đất cạn lại có đá bàn, lượng mưa thấp, nhiều gió, đây quả thật là những yếu tố bất lợi với cây cao su. Trồng một ha cao su, vốn ban đầu bỏ ra không dưới vài chục triệu đồng, phân bón, chăm sóc cho đến khi thu hoạch cũng không hề nhỏ. Để giúp bà con yên tâm phát triển sản xuất, đồng vốn bỏ ra đầu tư cho cây trồng mang lại hiệu quả thiết thực, thiết nghĩ những người làm công tác khoa học nông nghiệp, công tác khuyến nông cần có sự điều tra, khảo sát, quy hoạch một cách chắc chắn, đưa ra lời khuyến cáo cụ thể cho nông dân La Gi, để họ biết nơi nào trồng được cao su, nơi nào không trồng được, Vì đây là sự sống còn của mỗi gia đình, nếu thành công không nói gì, bằng ngược lại, hậu quả sẽ hết sức nặng nề. Chuyển đổi cây trồng, một lần gian nan, một đời hệ lụy!
Ngô Văn Tuấn