Giám sát và phản biện xã hội đã trở thành một hoạt động thường xuyên, trọng tâm và có tác động thực tế của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị- xã hội, được xem là hoạt động đột phá khẳng định vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể. Công tác giám sát và phản biện xã hội là nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Công tác tham gia xây dựng đảng xây dựng chính quyền của mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, nhiệm vụ này càng được đề cao trong thực hiện nghị quyết TW 4 về xây dựng chỉnh đốn đảng nhăm ngăn chặn đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ.
Tháng 11 hằng năm MTTQVN xã và các tổ chức chính trị xã hội đăng ký nội dung giám sát, phản biện xã hội cho cấp ủy Đảng phê duyệt nội dung. Qua đó hoạt động giám sát và phản biện xã hội của UBMTTQVN, các đoàn thể xã đã từng bước đi vào nề nếp và hiệu quả, được dư luận đồng tình ủng hộ. Qua quá trình triển khai thực hiện giám sát và phản biện xã hội rút ra một số kinh nghiệm như sau:
Một là, để thực hiện tốt công tác giám sát, phản biện xã hội cho thấy, cần có sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, sự phối hợp tích cực, trách nhiệm của chính quyền địa phương, sự thống nhất của các đoàn thể chính trị - xã hội và phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã và các tổ chức chính trị xã hội của xã.
Hai là, Phát huy vai trò chủ động, chủ trì của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, các tổ chức chính trị xã hội của xã trong việc xây dựng kế hoạch giám sát, phản biện xã hội hằng năm, nhất là việc xác định, lựa chọn nội dung, phạm vi, hình thức giám sát, phản biện xã hội phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, lựa chọn những vấn đề bức xúc có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, đoàn viên và nhân dân để xây dựng kế hoạch triển khai công tác giám sát và phản biện xã hội.
Ba là, Kết hợp chặt chẽ việc nắm bắt dư luận xã hội, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của đoàn viên, hội viên và nhân dân với hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quy định của Đảng, Nhà nước về giám sát, phản biện xã hội
Bốn là, Trước khi tiến hành hoạt động giám sát, phản biện xã hội cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết về nội dung, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát, phản biện xã hội.
Năm là, thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc tiếp thu, trả lời các ý kiến, kiến nghị sau giám sát của các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát và sau phản biện của cơ quan tổ chức có dự thảo được phản biện.
Bên cạnh những kinh nghiệm rút ra nêu trên, việc thực hiện công tác giám sát và phản biện xã hội cũng có những thuận lợi khó khăn như sau:
Về Thuận lợi:
Trong quá trình thực hiện giám sát và phản biện xã hội, UBMTTQVN xã và các tổ chức chính trị xã hội được sự quan tâm hướng dẫn, chỉ đạo của UBMTTQVN thị xã, các tổ chức đoàn thể cấp trên và của đảng uỷ xã. Việc thực hiện giám sát , phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã đã được sự đồng tình, hỗ trợ tích cực của các ngành các đơn vị và UBND xã.
Hoạt động giám sát, phản biện xã hội của UBMTTQVN xã và các tổ chức chính trị - xã hội là một việc làm thiết thực nhằm cụ thể hóa vai trò trách nhiệm của MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội trong công tác giám sát, phản biện xã hội. Phát huy tốt tính dân chủ, quyền và trách nhiệm của tổ chức MTTQ, các đoàn thể và nhân dân trong việc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; góp phần tăng mối quan hệ thiết thực giữa Đảng, nhà nước và Nhân dân.
Về Khó khăn:
Việc xác định đối tượng, nội dung, phương thức triển khai thực hiện, giám sát, phản biện xã hội đôi lúc còn lúng túng; Trong quá trình giám sát, phản biện xã hội, một số đề xuất, kiến nghị của Mặt trận xã và các tổ chức chính trị - xã hội đến đơn vị được giám sát có lúc chưa được quan tâm xem xét, giải quyết đảm bảo yêu cầu đề ra; Vẫn còn hiện tượng nể nang, né tránh, ngại va chạm trong quá trình giám sát, phản biện xã hội; Trình độ năng lực giám sát, phản biện xã hội của các thành viên tham gia giám sát, phản biện xã hội có mặt còn hạn chế.