SỰ KIỆN

Thông tin Tuyên giáo

Định hướng nội dung tuyên truyền

Chuyên đề năm

Tài liệu - Đề cương tuyên truyền

TIN LIÊN QUAN

Giới thiệu cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”

Lý do cuốn sách ra đời trong thời gian này:

Thứ nhất, xuất phát từ kết quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) thời gian qua, nhất là từ khi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do Tổng Bí thư làm Trưởng Ban Chỉ đạo vào tháng 2 năm 2013 theo Quyết định 162 của Bộ Chính trị (tháng 9/2019 thêm chức năng chống tiêu cực): “Tham nhũng từng bước được ngăn chặn, đẩy lùi, có chiu hướng thuyên giảm”; đấu tranh PCTNTC đã trở thành phong trào, xu thế không thể đảo ngược”; niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân ngày càng tăng; cũng như qua nhiều lần tổng kết về công tác PCTNTC đã đúc rút những bài học kinh nghiệm quý có thể khái quát thành lý luận để định hướng hoạt động trong thời gian tới được tổ chức thực hiện tốt hơn.

Thứ hai, những năm gần đây, các thế lực thù địch xuyên tạc những ý nghĩa tốt đẹp của công tác PCTNTC của Đảng và Nhà nước ta, cho rằng chúng ta “phe cánh”, “đấu đá nội bộ”… Vì vậy, nhằm đưa thông tin chính thức, định hướng, giúp cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, bạn bè quốc tế hiểu đúng, hiểu rõ bản chất cuộc đấu tranh PCTNTC ở Việt Nam; trang bị cơ sở lý luận và thực tiễn để phản bác các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch; tích cực hành động góp phần đấu tranh chống “giặc nội xâm”. Đồng thời, truyền đạt thông điệp của Tổng Bí thư đến với toàn Đảng, toàn dân, đồng sức, đồng lòng trong công tác PCTNTC, củng cố niềm tin, sự đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đấu tranh PCTNTC.

Thứ ba, việc xuất bản cuốn sách này nằm trong Kế hoạch chương trình công tác năm 2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nên Ban Nội chính Trung ương đã phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Cuốn sách được xem là “cẩm nang” về công tác đấu tranh PCTNTC ở Việt Nam, là tài liệu giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn. Tác phẩm dày hơn 600 trang với bố cục 3 phần([1]). Nội dung của những bài viết được rút ra từ thực tiễn phong phú, thể hiện tầm nhìn, trí tuệ sáng suốt, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, toàn diện đầy sức thuyết phục của Tổng Bí thư góp phần làm sáng tỏ tư duy lý luận của Đảng ta về công tác PCTNTC và xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Cùng với đó là phần tổng hợp hàng vạn ý kiến của các tầng lớp nhân dân, đại biểu Quốc hội và các chính khách, học giả nước ngoài bày tỏ sự tin tưởng, ủng hộ, đánh giá cao đối với công tác PCTNTC ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tác phẩm còn phản ánh cuộc đời hoạt động cách mạng vô tư, trong sáng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ khi là một cán bộ trẻ 29 tuổi đến nay là người đứng đầu Đảng ta - tấm gương mẫu mực, giản dị, liêm khiết, nói đi đôi với làm, hết lòng hết sức vì Đảng, vì dân. Các bài viết, bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tập hợp qua nhiều thời kỳ, trên nhiều cương vị khác nhau nhưng vẫn thể hiện được xuyên suốt quan điểm, tư tưởng đấu tranh PCTNTC của đồng chí Tổng Bí thư.

Bài viết này sẽ tóm lượt, trích dẫn lại một số nội dung của bài tổng quan của cuốn sách để đọc giả hiểu cơ bản: Vì sao chúng ta phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh PCTNTC?

Mục tiêu của PCTNTC: làm trong sạch Đảng và bộ máy nhà nước, để phát triển đất nước. Đây là cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm”, không phải là cuộc đấu giữa các “phe cánh” hay “đấu đá nội bộ” như có người không hiểu hoặc cố tình xuyên tạc với động cơ sai, dụng ý xấu.

Nhận diện đúng về tham nhũng, tiêu cực

Tham nhũng (tham ô, nhũng nhiễu) là gì?

Theo Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng năm 2003: “Tham nhũng là sự lợi dụng quyền lực của nhà nước để trục lợi riêng”

Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 của Việt Nam đã khẳng định: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”.

Nói nôm na, dễ hiểu như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: tham nhũng là hành vi “ăn cắp của công làm của tư”.

Tiêu cực là gì?

Tiêu cực có nghĩa rộng hơn tham nhũng, do đó, phải xác định phạm vi của tiêu cực mà chúng ta cần tập trung phòng, chống là những hành vi  có liên quan đến tham nhũng; đó là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

Chung quy lại: Tham nhũng là một loại hành vi của tiêu cực, do người có chức vụ , quyền hạn thực hiện, là loại biểu hiện cụ thể của suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

Mối quan hệ giữa tham nhũng và tiêu cực: gắn bó mật thiết, chặt chẽ với nhau. Tác hại ra sao?

Tiêu cực là môi trường làm nảy sinh tham nhũng; tham nhũng tác động trở lại làm trầm trọng hơn tình trạng tiêu cực (do sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, chính trị, không rèn luyện thường xuyên, không vượt qua sự cám dỗ, lòng tham. Khi lên địa vị cao... sẽ bị hư hỏng rất nhanh, dẫn đến phạm tội).

Nếu chỉ phòng, chống tham nhũng về tiền bạc, tài sản thôi thì chưa đủ, mà nguy hại hơn là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Đây mới là cái gốc của tham nhũng; không suy thoái, hư hỏng thì làm gì dẫn đến tham nhũng? Tiền bạc, tài sản có thể thu hồi được, nhưng nếu suy thoái về tư tưởng, đạo đức là mất tất cả.

Tác hại của tham nhũng, tiêu cực không chỉ về vật chất (kinh tế, tiền bạc) mà còn nhiều tiềm ẩn khôn lường là làm hỏng mất cán bộ, mất niềm tin của nhân dân, cuối cùng là mất chế độ như đã từng xảy ra trong thực tiễn lịch sử thế giới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Tham nhũng, tiêu cực là “giặc ở trong lòng”, là “giặc nội xâm”.

Đảng ta đã nhiều lần chỉ rõ qua các kỳ Đại hội: Tham nhũng “làm giảm lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của các cơ quan nhà nước” (Đại hội VI), “đe dọa sự ổn định phát triển của đất nước” (Đại hội XI), “là thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của nhà nước” (Đại hội XII), “vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ” (Đại hội XIII). Điều đó cho thấy, Đảng ta chưa bao giờ chủ quan; trái lại, luôn đặt cảnh báo về nguy cơ và sự tác hại của tệ tham nhũng ở mức độ cao nhất.

Vì vậy, PCTNTC, mà trọng tâm là phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức là trị tận gốc của tham nhũng.

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Phòng là cơ bản, lâu dài;

Chống là cấp bách, trước mắt;

Đấu tranh PCTNTC: là không nghỉ, không ngừng, đảm bảo đúng quan điểm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai và không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào”; huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong đấu tranh PCTNTC; đồng bộ giữa thi hành kỷ luật Đảng với kỷ luật hành chính và xử lý hình sự, chủ động phát hiện, xử lý nghiêm minh nhưng nhân văn…

Mục đích của việc xử lý tham nhũng, tiêu cực là “trị bệnh cứu người”, kỷ luật một vài người để cứu muôn người, truy tố một vài vụ để cảnh tỉnh cả một vùng, một lĩnh vực; từ đó răn đe, giáo dục, phòng ngừa là chính, nên cần phát hiện từ sớm, xử lý từ đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn, phải tăng cường giáo dục kỷ luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, dùng kỷ luật nghiêm minh và giám sát nghiêm khắc để cán bộ, đảng viên biết gìn giữ, nhớ điều cấm, giữ giới hạn… Đồng thời, “không nghỉ”, “không ngừng” vừa phải cảnh giác, đấu tranh với những âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, cơ hội.

Trước đây, chống tham nhũng, lãng phí chủ yếu tập trung hành vi: tham ô, chiếm đoạt, nhận hối lộ, đưa hối lộ, làm thất thoát tài sản nhà nước. Nay, Đảng và Nhà nước ta không chỉ chống trong khu vực nhà nước, mà còn ngoài khu vực nhà nước; không chỉ phòng chống tham nhũng, lãng phí mà còn gắn phòng, chống tham nhũng với phòng, chống tiêu cực, trọng tâm là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Uốn nắn, chấn chỉnh từ suy nghĩ, nhận thức mới có thể phòng, chống từ sớm, từ xa, cả ngọn lẫn gốc tình trạng tham nhũng. Đây cũng chính là lý do Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để chỉ đạo PCTNTC đi vào chiều sâu, gắn kết chặt chẽ giữa phòng và chống theo đúng tư tưởng của Đảng từ Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khóa X).

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa XIII), 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thành lập Ban Chỉ đạo PCTNTC. Ngày 19/6/2023 vừa qua, Hội nghị trực tuyến sơ kết 01 năm hoạt động PCTNTC được tổ chức và đạt được kết quả bước đầu.

Chúng ta đã làm được gì? Và sắp tới phải làm như thế nào?

Thực tế cho thấy rằng, hơn 75% sự việc do báo chí, Nhân dân phát hiện ra nên cơ quan chức năng vào việc xử lý. Vì vậy, nhân tố quyết định của công tác PCTNTC là Nhân dân, dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng ta.

Về phát hiện, xử lý: Đã kỷ luật 2.740 TCĐ, hơn 167.700 ĐV, trong đó có hơn 190 CB diện TW quản lý (04 UVBCT, nguyên UVBCT, 36 ủy viên, nguyên UVTW); đã khởi tố, điều tra 19.546 vụ/33.868 bị can; truy tố 16.699 vụ/33.037 bị can; xét xử sơ thẩm 15.857 vụ/30.355 bị cáo; xử lý hình sự 37 CB diện TW quản lý.

Xây dựng, hoàn thiện thể chế: Đảng đã ban hành 250 VB; QH ban hành hơn 300 luật, pháp lệnh; CP, Thủ tướng CP ban hành hơn 2.000 nghị định.

Công khai, minh bạch, kiểm soát quyền lực, xây dựng văn hóa liêm chính;

Mở rộng PCTN ra khu vực ngoài nhà nước; tăng cường hợp tác quốc tế.

Nhiệm vụ, giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi TNTC thời gian tới

- Tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy vai trò gương mẫu, quyết liệt của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo;

- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế;

- Đẩy mạnh phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực;

- Hoàn thiện và thực hiện nghiêm các quy định về phòng ngừa TNTC;

- Xây dựng cơ quan và đội ngũ cán bộ làm công tác PCTNTC vững mạnh; mở rộng hợp tác quốc tế; triển khai có hiệu quả hoạt động PCTN khu vực ngoài nhà nước.

….

  Link sách điện tử (mời bạn đọc):

https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/Uploads/2023/2/7/7/Kien%20quyet,%20kien%20tri%20dau%20tranh%20phong,%20chong%20tham%20nhung,%20tieu%20cuc.pdf

Cuốn sách không chỉ được xem là cương lĩnh chính trị, mà còn là cương lĩnh hành động của 5 triệu đảng viên, toàn bộ hệ thống chính trị, hơn 100 triệu dân Việt Nam. Muốn vươn tới tầm nhìn 2030, 2045, khi đảng ta, đất nước ta 100 năm tuổi, đất nước ta đạt tới xã hội chủ nghĩa thì phải bắt đầu từ bây giờ.

Mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân hãy đọc - nghiền ngẫm tác phẩm của Tổng Bí thư để thấm nhuần hơn trong tư tưởng và hành động của mình, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh. Chúng ta nên làm tốt việc của mình, vượt qua cám dỗ, chức vụ lớn hay nhỏ thì khi đứng trên bục phát biểu “miệng nói, chân ko run”. Vi phạm là có tội với Tổ quốc, với gia đình và chính mình.


([1])  Phần thứ nhất: Một số vấn đề rút ra từ thực tiễn công cuộc đấu tranh PCTNTC ở Việt Nam (từ tr.11 - tr.206).

+ Bài tổng quan: “Đấu tranh PCTNTC: Một việc làm cần thiết, tất yếu; một xu thế không thể đảo ngược”.

+ 04 bài phát biểu kết luận tại các Hội nghị toàn quốc về PCTNTC (năm 2014, 2018, 2020, 2022).

+ Kết luận chỉ đạo của Tổng Bí thư tại 36 phiên họp, cuộc họp của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo từ năm 2013 đến năm 2022.

Phần thứ hai: Nhất quán phương châm: Phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực từ sớm từ xa, cả ngọn lẫn gốc (từ tr.207 - tr.522).

+ 14 bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

+ 08 bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về việc rèn luyện suốt đời, thường xuyên tự soi, tự sửa của cán bộ, đảng viên.

Phần thứ ba: Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt (từ tr.523 - tr.619).

+ 62 ý kiến của các tầng lớp nhân dân về công tác PCTNTC (được cô đọng từ hàng vạn ý kiến của Nhân dân).

+ 10 ý kiến của đại biểu Quốc hội về công tác PCTNTC.

+ 24 ý kiến của chính khách, học giả nước ngoài về công tác PCTNTC ở Việt Nam.


Thông báo

Danh mục