SỰ KIỆN

Thông tin Tuyên giáo

Định hướng nội dung tuyên truyền

Chuyên đề năm

Tài liệu - Đề cương tuyên truyền

TIN LIÊN QUAN

Hiệu quả từ mô hình Tổ hợp tác phụ nữ sản xuất rau an toàn xã Tân Bình

Qua họp bàn và làm việc với các ngành chức năng, Ban Thường vụ Hội LHPN thị xã quyết định chọn đơn vị xã Tân Bình làm điểm mô hình để tiến hành khảo sát, lựa chọn các hộ tham gia. Sau khi hoàn thành các thủ tục, đến nay Tổ hợp tác phụ nữ sản xuất rau an toàn xã Tân Bình chính thức ra đời gồm 07 thành viên thuộc 3 thôn Bình An 1, Bình An 2, Bình An 3, xã Tân Bình.

Qua thời gian thực hiện mô hình, tổ xác định: Rau xanh là nhu cầu không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của con người, đặc biệt khi lương thực và thức ăn nhiều đạm đã đảm bảo cả về số lượng và chất lượng thì rau cần như một nhân tố tích cực để cân bằng dinh dưỡng làm đẹp làn da và tăng tuổi thọ của con người. Tuy nhiên, trong những năm gần đây thông tin đại chúng đưa tin thực phẩm nói chung và rau cũ quả không an toàn có xu hướng gia tăng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trước mắt và lâu dài về sau của con người.

Trước tình hình đó, để góp phần giảm triệt để các vụ ngộ độc, bảo vệ sức khỏe con người trước mắt và lâu dài. Hội LHPN thị xã phối hợp cùng Hội phụ nữ xã Tân Bình khảo sát, vận động các hộ tham gia mô hình “Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn”

Bước đầu gặp không ít khó khăn, tuy nhiên, được sự quan tâm, động viên của Hội phụ nữ cũng như của cấp ủy, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ thành lập Tổ hợp tác. Ngày 20/01/2017 Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn được ra mắt dưới sự chỉ đạo và hỗ trợ kinh phí của Hội LHPN thị xã. Sau ra mắt mô hình, các thành viên trong tổ được tập huấn kiến thức, trang bị kỹ năng cần thiết cho hoạt động sản xuất theo quy định, kiểm tra kiến thức, được cấp giấy chứng nhận. Được Hội các cấp quan tâm theo dõi, nhắc nhỡ, hướng dẫn việc thực hiện và chi chép của các thành viên tổ; tạo điều kiện phù hợp với hoàn cảnh của từng thành viên nên các thành viên đồng tình tham gia phấn khởi.

Để mô hình đi vào hoạt động có hiệu quả, tổ hợp tác đã tiến hành lấy mẫu đất, nước khu vực sản xuất rau an toàn gửi Trung tâm kỹ thuật, đo lường chất lượng tỉnh Bình Thuận kiểm nghiệm. Bên cạnh đó Hội Liên hiệp phụ nữ thị xã phối hợp Phòng Kinh tế làm việc với lãnh đạo Siêu thị Co.op Mart La Gi nhằm tạo điều kiện thuận lợi để đưa nguồn rau an toàn vào Siêu thị.

Hội phụ nữ thị xã đã lắp đặt bảng hiệu Tổ hợp tác; trang bị hệ thống sơ chế rau gồm máy ly tâm, máy ozon, dụng cụ chứa đựng, dụng cụ rửa, đồng thời tổ chức tập huấn quy trình, hướng dẫn các thành viên ghi nhật ký VietGap; hỗ trợ mỗi hộ 01 bảng và sổ nhật ký VietGap. Hỗ trợ giống, vật tư cho các hộ tham gia sản xuất. Thường xuyên tổ chức cho các thành viên trong tổ sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình sản xuất rau an toàn.

Bước đầu tham gia sản xuất rau an toàn, các thành viên trong tổ cũng gặp không ích khó khăn, trình độ hiểu biết còn hạn chế. Sau khi lấy mẫu đất và nước đi kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn cho phép các thành viên bắt tay vào sản xuất, trong tổ phân công mỗi hộ sản xuất, 01 hộ là một sản phẩm để có thể cung cấp ra thị trường đủ loại rau cũ quả, ghi chép nhật ký sản xuất hàng ngày, tuyệt đối không phun thuốc trừ sâu hóa học, bón phân đủ thời gian cách ly mới thu hoạch, sản phẩm được rửa 01 lần bằng nước giếng, tiếp tục rửa lần 2 bằng nước sạch, rửa lần 3 bằng nước máy ozon, cuối cùng đưa vào máy ly tâm quay ráo nước. Qua rất nhiều lần, gởi mẫu đi xác nghiệm, sản phẩm của tổ làm ra đã đạt tiêu chuẩn rau an toàn.

Qua 01 năm thành lập, Tổ sản xuất raiu an toàn đã được Phòng Kinh tế thị xã cấp giấy chứng nhận sản phẩm rau an toàn, tạo tiền đề từ đây tổ đã hợp đồng được nhiều khách hàng tiêu thụ như công ty, nhà trẻ, nhà hàng trong địa bàn thị xã. Xu hướng tới đây tổ sẽ tăng thêm diện tích thuê mướn nhân công để tăng thu nhập và kết nạp thêm thành viên trong tổ để đảm bảo đủ hàng hóa cung ứng cho thị trường địa phương. Trong  tổ có 4 hộ, diện tích 10.000 m2, một năm vừa qua thu nhập 900.000.000 đồng đã trừ chi phí.

Có thể khẳng định rằng quá trình hoạt động của "Tổ Phụ nữ sản xuất rau an toàn" luôn được cấp ủy, chính quyền xã quan tâm, các cấp Hội tiếp tục hướng dẫn giúp đỡ và hỗ trợ Tổ hợp tác về mọi mặt, sản xuất rau an toàn đúng quy trình góp phần tăng năng suất, tăng thu nhập, các thành viên được tham dự Hội nghị cấp tỉnh chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình thực hiện mô hình của Tổ tại địa phương.

Với những kết quả như trên là bước đệm để Tổ hợp tác tiến hành thành lập Hợp tác xã rau an toàn xã Tân Bình vào ngày 29/6/2018 với 10 thành viên, gồm 3 thành viên tham gia Hội đồng quản trị (Trần Văn Thành, Cao Công Trực, Nguyễn Thị Nuôi) và 01 kiểm soát viên: Đặng Văn Nghĩa ra mắt, cùng với sự chứng kiến của quý đại biểu cấp tỉnh, thị xã về dự, phát biểu chỉ đạo của cấp ủy xã Tân Bình.

Hoạt động của mô hình đã tạo niềm tin cho các thành viên. Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn xã Tân Bình từ khi thành lập đến nay đã được các ngành, các cấp quan tâm hỗ trợ về kiến thức, kinh phí. Kết quả đạt được như ngày hôm nay đã giúp kinh tế các hộ được nâng lên rõ rệt và có thu nhập ổn định. Được nâng lên thành hợp tác xã như ngày hôm nay đã khẳng định được phần nào cho sự đóng góp sức mình của các thành viên trong việc duy trì, phát triển mô hình. Đồng hành với chính quyền địa phương về phát triển kinh tế và công tác tuyên truyền, cam kết thực hiện xây dựng gia đình theo mô hình “5 không, 3 sạch” do các cấp Hội phát động đạt kết quả.

Để tiếp tục duy trì hoạt động của Tổ hợp tác, trong thời gian tới từng thành viên trong tổ cố gắng và tiếp tục sản xuất rau theo hướng an toàn, thường xuyên sinh hoạt các tổ viên để hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong việc sản xuất. Đồng thời, cũng mong các cơ quan Hội LHPN thị xã, Phòng Kinh tế và các cơ quan ở tỉnh tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để Tổ tiếp tục hoạt động tốt, đặc biệt là kinh phí để chúng tôi tiếp tục mở rộng đầu tư sản xuất, thu hút thêm các hộ tham gia, mở rộng diện tích sản xuất, thuê mướn nhân công./.


Thông báo

Danh mục