SỰ KIỆN

Thông tin Tuyên giáo

Định hướng nội dung tuyên truyền

Chuyên đề năm

Tài liệu - Đề cương tuyên truyền

TIN LIÊN QUAN

Đánh giá 05 năm thực hiện Kế hoạch số 34-KH/TU, ngày 20/10/2008 của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã (khóa IX) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Trong 5 năm qua, các cấp, các ngành của thị xã đã có nhiều cố gắng triển khai thực hiện Kế hoạch số 34-KH/TU ngày 20/10/2008 của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đạt nhiều kết quả, nổi rõ là:

1/ Kinh tế nông nghiệp có bước phát triển; cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển đổi theo hướng tích cực, hiệu quả sản xuất ngày càng nâng lên. Mức độ cơ giới hóa trong nông nghiệp từng bước được nâng lên. Năng lực khai thác hải sản phát triển khá, thuyền công suất lớn tăng,...

2/ Các nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được đầu tư ngày càng nhiều hơn, bộ mặt nông thôn có bước khởi sắc; phong trào huy động sức dân làm giao thông nông thôn phát triển khá mạnh; hệ thống đường giao thông, trường học, trạm y tế, điện lưới,…tiếp tục được đẩy mạnh đầu tư.

3/ Cơ cấu lao động nông thôn chuyển dịch theo hướng tích cực; trình độ dân trí, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao; thu nhập bình quân đầu người so năm 2008 tăng 02 lần,...các chính sách an sinh xã hội được thực hiện khá tốt; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ngày càng đi vào thực chất; dân chủ ở cơ sở ngày càng được phát huy.

4/ Hệ thống chính trị, vai trò hoạt động của Mặt trận các đoàn thể chính trị - xã hội, nhất là Hội nông dân ở cơ sở được củng cố, tăng cường.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nổi lên những mặt hạn chế, tồn tại:

1/ Kinh tế nông nghiệp phát triển chưa vững chắc; việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi một số nơi chưa bền vững; cơ sở công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản còn ít, chủ yếu là chế biến hải sản; hoạt động dịch vụ thu mua, chế biến hải sản trên biển còn yếu.

2/ Công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên đất đai, khoáng sản, môi trường có nơi, có lúc còn sơ hở, lỏng lẻo; đất giao cho các dự án, doanh nghiệp,… chưa được khai thác có hiệu quả, còn lãng phí,...

3/ Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn còn thiếu, chưa đạt mục tiêu đề ra; tiến độ xây dựng nông thôn mới có biểu hiện chựng lại. Kết quả thực hiện phong trào “Chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới” còn chậm, chưa căn bản,..

4/ Đời sống của một bộ phận nông dân còn ở mức thấp và còn nhiều khó khăn; đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn còn khó khăn, hiệu quả thấp; giảm hộ nghèo chưa vững chắc; giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân một số nơi còn để kéo dài, tồn đọng.

5/ Hiệu lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở một số nơi còn yếu, không nắm chắc dân và khả năng phát hiện, xử lý tình huống còn kém, hiệu quả thấp.

Về mục tiêu chí đạo trong thời gian tới, đồng chí Bí thư Thị ủy nêu lên các mục tiêu sau:

1/ Tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiệu quả theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nông- lâm – ngư nghiệp đến năm 2015 là 6%, đến năm 2020 là 4,5%; tỷ trọng GDP ngành nông - lâm - ngư nghiệp đến năm 2015 chiếm 24%, đến năm 2020 chiếm 10%.

2/ Đến năm 2015, xã điểm Tân Tiến hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo Bộ tiêu chí tỉnh Bình Thuận; 03 xã: Tân Hải, Tân Bình, Tân Phước phấn đấu đạt từ 13-15 tiêu chí; tiếp tục thực hiện các nội dung của Đồ án quy hoạch, Đề án xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt 03 xã còn lại hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới đến năm 2020.

3/ Ổn định và không ngừng cải thiện đời sống nông dân các vùng trong thị xã.  Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, phát huy hiệu lực và hiệu quả hoạt động.

Để hoán thành các mục tiêu trên, đồng chí Bí thư Thị ủy yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận các đòa thể chính trị xã hội tậ trung thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp sau: 

1/ Về kinh tế nông nghiệp:

- Tiến hành rà soát, xác lập cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng đúng quy hoạch, phù hợp yếu tố thổ nhưỡng, theo hướng nhu cầu hàng hóa, thế mạnh của địa phương; có kế hoạch sử dụng linh hoạt đất nông thôn theo quy hoạch được duyệt; chú trọng đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, xem đây là một trong những khâu đột phá trong sản xuất nông nghiệp.

- Gắn sản xuất nông nghiệp với phát triển công nghiệp chế biến.

- Khai thác hiệu quả quỹ đất giao cho các dự án, doanh nghiệp,…; quản lý, sử dụng và phát huy hiệu quả đất trồng Lúa, trồng Thanh long; đất lâm nghiệp.

- Trong thủy sản, tiến hành tổng kết Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 14/8/2006 của Thị ủy về phát triển chế biến thủy sản đến năm 2010, định hướng 2015 để rút kinh nghiệm, tiếp tục chỉ đạo.

2/ Về xây dựng nông thôn, tập trung thực hiện:

- Bằng mọi nguồn vốn, tích cực đầu tư kết cấu hạ tầng, trước hết tập trung đầu tư phát triển thủy lợi, hạ tầng giao thông, các khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu thuyền, công trình chống sói lở bờ biển do biến đổi khí hậu.

- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới”, gắn với phong trào làm giao thông nông thôn, làm thủy lợi nhỏ; tập trung trước hết vào các xã điểm xã Tân Tiến phấn đấu đến quý II/2015 đạt xã nông thôn mới theo chuẩn quốc gia; các xã còn lại đạt trên mức bình quân chung của tỉnh.

- Thực hiện đề án phát triển giao thông nông thôn; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển điện chiếu sáng nông thôn.

- Quan tâm đúng mức công tác quân sự quốc phòng, bảo đảm an ninh trật tự nông thôn.

3/ Về nông dân:

- Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội; chú ý đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế và đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, gắn với giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho lao động nông thôn, đẩy mạnh giảm nghèo một cách căn bản và bền vững hơn. Đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” vào chiều sâu, đúng thực chất.

- Chỉ đạo giải quyết kịp thời những vấn đề xã hội bức xúc; chú ý giải quyết dứt điểm đơn thư, khiếu kiện của công dân.

- Thực hiện tốt Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, gắn với tiếp tục phát động mạnh mẽ các phong trào thi đua lao động, sản xuất giỏi ở từng địa bàn dân cư.

4/ Xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, phát huy tốt hiệu lực và hiệu quả hoạt động; chú ý sâu sát nhân dân hơn, phát hiện và xử lý kịp thời những tình huống phát sinh ở cơ sở:

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên tất cả các mặt. Nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền các cấp tạo sự chuyển biến toàn diện về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Chú trọng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; và nhất là vai trò của Hội Nông dân các cấp hướng dẫn, hỗ trợ nông dân.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức để nâng cao tinh thần, ý thức phục vụ nhân dân.


Thông báo

Danh mục