SỰ KIỆN

Thông tin Tuyên giáo

Định hướng nội dung tuyên truyền

Chuyên đề năm

Tài liệu - Đề cương tuyên truyền

TIN LIÊN QUAN

Kết quả 15 năm thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW, ngày 04/3/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch Số 48-KH/TU, ngày 04/11/2005 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình thuận

Trên tinh thần tiếp nhận văn bản liên quan đến thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Hội LHPN thị xã đã quán triệt trong các buổi họp cơ quan đến cán bộ Hội được biết và phân công cán bộ xây dựng kế hoạch, công văn cụ thể hóa hướng dẫn cơ sở Hội thực hiện qua các năm để tuyên truyền đến CBHVPN cấp mình đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chủ động tham mưu đến cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức những hoạt động thiết thực và phối hợp thực hiện nhiệm vụ liên quan đến Chỉ thị. Từ đó nhận thức của cán bộ, đảng viên và một bộ phận nhân dân đã có bước chuyển biến rõ rệt; bước đầu tạo ra phong trào hưởng ứng ứng dụng công nghệ sinh học vào cuộc sống. Một bộ phận người dân đã mạnh dạn ứng dụng các sản phẩm của công nghệ sinh học vào đời sống, nhất là các giống cây, giống con và các chế phẩm sinh học được đưa vào sử dụng tại địa phương, doanh nghiệp ngày càng nhiều và hiệu quả.

Căn cứ các nhiệm vụ giải pháp đã nêu tại Chỉ thị 50-CT/TW của Ban Bí thư, 15 năm qua, các cấp Hội chủ động phối hợp các phòng, ban, ngành, địa phương đã có nhiều hình thức tuyên truyền phù hợp. Kết hợp kênh truyền thông đại chúng, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, thị xã xây dựng các chuyên mục, phóng sự, tài liệu nêu gương các mô hình ứng dụng công nghệ trong sản xuất thành công như Tổ phụ nữ rau an toàn, nuôi heo, gà trên đệm lót lên men; tổ chức 97 cán bộ Hội tham quan thực tế học tập kinh nghiệm mô hình trồng rau sạch tại Đà Lạt, Vũng Tàu và 30 hộ chăn nuôi heo tham quan mô hình nuôi heo trên đệm lót lên men tại huyện Đức Linh…xây dựng các chuyên mục: sức khỏe, làm đẹp, gia đình để tuyên truyền đến HVPN và nhân dân.

Thực hiện các giải pháp, các cấp Hội đã chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động khuyến khích CBHVPN tham gia mạnh dạn ứng dụng các giống mới, giống chất lượng cao, các mô hình, phương thức sản xuất hiệu quả, an toàn sinh học vào sản xuất rộng rãi, góp phần làm giảm công, chi phí đầu tư, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, từng bước nâng cao giá trị sản phẩm trên diện tích đất. Phối hợp ngành chuyên môn tổ chức tuyên truyền, mở lớp tập huấn kiến thức sử dụng các giống lúa lai cho năng suất cao, bò lai sind, lợn siêu nạc mang lại hiệu quả kinh tế cao. Xử lý môi trường chăn nuôi bằng công nghệ EM và Biogas có hiệu quả, được nhiều hộ gia đình hưởng ứng, góp phần tận dụng năng lượng tự nhiên và hạn chế ô nhiễm môi trường. Ứng dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc thảo dược và phân bón sinh học vào vùng chuyên canh, sản xuất rau an toàn, hoa, giống trồng…Qua đó, từng bước chuyển đổi tập quán sản xuất thiêng về phân hoá học sang hữu cơ sinh học, bảo vệ môi trường, nâng cao sức khoẻ cho người sản xuất và người tiêu dùng.

Qua đó, Hội LHPN thị xã đã có 01 đề tài thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ được đưa vào thực hiện thuộc lĩnh vực nông nghiệp vào mô hình sản xuất rau an toàn. Phối hợp với Phòng Kinh tế, Trung tâm kỹ thuật va dịch vụ nông nghiệp thị xã mở 124 lớp/5765 HVPN tiếp cận kiến thức chuyển giao khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất giống cây trồng, hoa cây cảnh; ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất giống nấm, sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn, từng bước nâng cao nhận thức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ sinh học trong trồng trọt, Thanh long Vietgap, chăn nuôi gà... phục vụ cho đời sống, sản xuất đạt chất lượng đảm bảo tiêu chí tiêu dùng sạch, vệ sinh môi trường, sức khỏe người tiêu dùng.

Quá trình phối hợp, triển khai, phổ biến đến CBHVPN và nhân dân đã đạt được một số kết quả trong việc ứng dụng công nghệ sinh học vào một số lĩnh vực được đảm bảo và phát triển, ví dụ việc ứng dụng công nghệ sinh học trên lĩnh vực bảo vệ môi trường: Ứng dụng công nghệ khí biogas và chế phẩm E.M để xử lý chất thải, nước thải trong quá trình sản xuất ở các cơ sở sản xuất hành nghề bún, ứng dụng công nghệ Biogas, hệ thống xử lý nước thải ...vào sản xuất, kinh doanh tại cơ sở sản xuất và xử lý nước thải sản xuất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nhìn chung, việc triển khai công nghệ khí sinh học bằng các mô hình hầm khí biogas ngoài việc bảo vệ môi trường, còn sử dụng năng lượng tái tạo từ khí đốt từ Biogas phục vụ vùng nông thôn và ven đô thị.

Việc triển khai ứng dụng công nghệ sinh học đã tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp, việc ứng dụng công nghệ sinh học đã đem lại một số kết quả quan trọng như ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất phân hữu cơ vi sinh, phòng chống sâu bệnh hại đối với cây trồng, vật nuôi và nuôi trồng thủy hải sản; sản xuất giống cây lâm nghiệp bằng công nghệ nuôi cấy mô đã nâng cao chất lượng giống cây lâm nghiệp, cho ra nhiều loại cây kiểng, cây có giá trị kinh tế cao, tạo thêm nhiều nghề mới, ổn định và tăng thêm thu nhập cho gia đình; ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong lĩnh vực môi trường, ứng dụng công nghệ khí sinh học (Biogas), chế phẩm E.M để xử lý ô nhiễm môi trường, ứng dụng công nghệ phân hủy sinh học để bảo vệ môi trường. Góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Từng bước nâng cao tính ổn định, giảm dần tính phụ thuộc vào thời tiết trong sản xuất nông nghiệp; nâng cao giá trị sản xuất/đơn vị diện tích canh tác; góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Việc triển khai ứng dụng công nghệ sinh học đã góp phần thay đổi tập quán canh tác của nông dân từ lạc hậu, thủ công thay đổi dần bằng tập quán canh tác hiện đại, áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất; sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, nguồn gốc sinh học, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Ngành chăn nuôi đã có nhiều chuyển biến cả về cơ cấu, chất lượng đàn cũng như những thay đổi về phương thức tập quán chăn nuôi. Hệ thống giống lợn, bò, gia cầm và một số vật nuôi khác đã được cải tiến, quy mô và công nghệ cũng có nhiều chuyển biến.

Từ thực tế của việc ứng dụng đã cho ra nhiều giống cây trồng vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực như giống keo lai giâm hom; giống bò lai sind, giống lợn siêu nạc, vịt siêu trứng chất lượng tốt, nâng cao năng suất, giá thành ổn định, an toàn môi trường, bảo đảm tiêu chuẩn, sức khỏe người tiêu dùng, đời sống HVPN được nâng cao từ những thành phẩm đem lại.

Để thời gian đến thực hiện các giải pháp đạt hiệu quả, các cấp hội cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp Hội, chủ động nắm bắt nhu cầu và tham mưu đến cấp ủy Đảng, phối hợp ban, ngành với chính quyền các cấp, làm tốt công tác vận động quần chúng phụ nữ, nhân dân hưởng ứng việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa theo tinh thần Chỉ thị đề ra thực sự đi vào cuộc sống. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn áp dụng các biện pháp kỹ thuật về sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt. Vận động cán bộ HVPN tham gia và hình thành một số mô hình, cơ sở, doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng công nghệ sinh học ở địa phương. Tham gia, giới thiệu cán bộ CBHVPN đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và ứng dụng khoa học công nghệ trong công việc, làm chủ một số công nghệ trong lĩnh vực công nghệ sinh học phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Có như vậy, việc ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mới đem đến nhiều hiệu quả thiết thực trong phát triển các lĩnh vực./.


Thông báo

Danh mục