SỰ KIỆN

Thông tin Tuyên giáo

Định hướng nội dung tuyên truyền

Chuyên đề năm

Tài liệu - Đề cương tuyên truyền

TIN LIÊN QUAN

Từ một phong trào “đền ơn đáp nghĩa”…

7 năm thực hiện chỉ thị số 21 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XI từ 2007 đến nay về việc triển khai thực hiện chỉ thị số 07 của Ban Bí thư Trung ương Đảng - tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác thương binh, liệt sĩ, người có công - kết quả chung của công tác này ở thị xã La gi đã phản ánh khá rõ nét khi đội ngũ những người làm công tác thương binh xã hội từ các cấp luôn tận tâm - tận lực. “Đền ơn đáp nghĩa” đã trở thành một phong trào sâu rộng được triển khai và nhận được sự đồng tình của hầu hết các tầng lớp nhân dân. Nhiều gia đình chính sách và người có công từ niềm khích lệ động viên đó đã vươn lên, vượt qua hoàn cảnh khó khăn, cải thiện đời sống, làm giàu chính đáng.

        Hiện toàn địa bàn Thị xã có trên 600 đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng với tổng kinh phí chi trả trên 8,8 tỷ đồng/năm, gần 800 đối tượng hưởng trợ cấp một lần với tổng kinh phí chi trả trên 1,3 tỷ đồng/năm, và trên 150 học sinh, sinh viên là con của người có công được hưởng chính sách ưu đãi trong giáo dục – đào tạo với tổng kinh phí chi trả gần 320 triệu đồng/năm. Riêng về thực hiện cuộc vận động toàn dân tham gia ủng hộ xây dựng quỹ “đền ơn đáp nghĩa” và hỗ trợ người có công cải thiện nhà ở, hằng năm, trên cơ sở chỉ tiêu Tỉnh giao, Thị xã còn xây dựng chỉ tiêu phấn đấu để thực hiện. 7 năm qua (2007 – 2014), đã có tổng cộng trên 3 tỷ 757 triệu đồng được đóng góp vào quỹ bởi những tấm lòng hảo tâm, nhân ái. Trong đó: cấp xã - phường vận động được 1 tỷ 179 triệu đồng, chiếm 31,38%; cấp thị xã vận động được 2 tỷ 578 triệu đồng, chiếm 68,62%. Từ nguồn quỹ vận động được, đã thực hiện hỗ trợ cải thiện nhà ở cho 139 hộ gia đình chính sách, bao gồm: xây mới 69 căn và sửa chữa 70 căn, với tổng kinh phí thực hiện là 2 tỷ 785 triệu đồng. Một trong những hoạt động thiết thực thất không thể không kể đến, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc là phong trào nhận phụng dưỡng, đỡ đầu, chăm sóc sức khỏe người có công. Đến nay, nhiều cơ quan, đơn vị đã nhận đỡ đầu, phụng dưỡng suốt đời và hàng năm cho hơn 30 đối tượng chính sách có hoàn cảnh nghèo khó, đối tượng già neo đơn giúp họ có cuộc sống ổn định, phần nào xoa dịu nỗi đau, mất mát. Hằng năm vào các dịp lễ, tết, kỷ niệm ngày thương binh – liệt sĩ 27 tháng 7, Thị xã còn tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, chu đáo như: thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách, thương binh – bệnh binh và gia đình liệt sĩ. Tạo điều kiện cho các thân nhân liệt sĩ đi thăm viếng mộ và Nghĩa trang liệt sĩ Tỉnh… Bên cạnh đó, việc chăm sóc sức khỏe cho người có công với cách mạng được các ngành quan tâm thực hiện khá tốt. Hiện, 100% đối tượng thuộc diện người có công và thân nhân đã được cấp thẻ BHYT theo quy định. Từ sự quan tâm, chăm lo của Đảng và Nhà nước, phát huy truyền thống cách mạng, ý chí tự lực, tự cường vươn lên trong cuộc sống, nhiều thương - bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công đã khắc phục hoàn cảnh khó khăn, tự vươn lên làm giàu chính đáng từ khả năng của bản thân và gia đình, nuôi dạy con thành đạt.

        Trung bình mỗi năm có trên 200 thương – bệnh binh được công nhận danh hiệu “Người công dân kiểu mẫu” và gần 350 gia đình liệt sĩ được công nhận danh hiệu “Gai đình cách mạng gương mẫu” vào dịp 27/7 hàng năm. Song song với công tác chăm sóc người có công, Thị xã còn đầu tư đúng mức trong việc chỉnh trang các đền đài liệt sĩ và bia ghi danh. Từ nguồn ngân sách Thị đã chi gần 3 tỷ đồng tu bổ nâng, cấp đài tưởng niệm liệt sĩ Thị xã. Từ nguồn quỹ Đền ơn đáp nghĩa đã chi trên 460 triệu đồng hỗ trợ xây dựng nhà bia ghi danh liệt sĩ tại các xã – phường. Tạo điều kiện để nhân dân dâng hương, tưởng nhớ liệt sĩ trong các dịp lễ - tết được thuận tiện hơn và cũng là để giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nhắc nhớ mỗi người phải luôn sống xứng đáng với những gì các thế hệ đi trước đã dày công vun đắp.

        Kỷ niệm 67 năm ngày thương binh liệt sĩ 27 tháng 7 năm nay là thêm một năm nữa để nhìn nhận, đánh giá lại những việc đã làm được cho người có công. Thật tự hào khi truyền thống “uống nước nhớ nguồn” đã được phát huy. Những Bộ đội Cụ Hồ năm xưa, những người mẹ, người vợ liệt sĩ,… – gia đình có công cách mạng đã có thể vui, sống một cuộc sống đầy đủ, đàng hoàng hơn từ chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước và chính từ tấm lòng của những con người luôn hướng về nguồn cuội… thắm thía được giá trị của “độc lập, tự do” hôm nay./.
 


Thông báo

Danh mục